Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng bị xử phạt ra sao?

điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

HỎI:

Tôi đang xây nhà, có vi phạm về giấy phép xây dựng với các nội dung sau:

1. Cao độ tầng của tầng 2, 3, 4 ;

2. Cao độ cả công trình;

3. Khoảng lùi trên không ở mặt trái (tầng 4 -5);

4. Khoảng lùi trên không ở mặt phải (tầng 5).

Nhà tôi đang xây ở khu vực dân cư hiện hữu Q3 (đối diện công viên Lê Thị Riêng), hẻm lộ giới 12m. Vậy cho tôi xin hỏi, với từng hạng mục vi phạm xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng như vậy thì tôi sẽ bị xử lý như thế nào, mức phạt cụ thể, và có bị bắt tháo dỡ phần sai phạm, dựa theo các quy định nào của nhà nước?

Xin chân thành cảm ơn!

hình thức xử phạt xây dựng trái giấy phép xây dựng

Xử phạt công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng

TRẢ LỜI:

1. Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
  • Nghị định 180/2007/NĐ-CP

2. Trả lời

Theo quy định tại khoản 5, điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì: 

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau: 

“a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình”

Như vậy, hành vi xây dựng trái giấy phép xây dựng của anh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, áp dụng điểm b, khoản 5, nghị định 121/2013/NĐ-CP nêu trên.

xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-hoat-dong-xay-dung

Xử phạt hành chính công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng

Bên canh đó, theo quy định tại điểm d, khoản 3, điều 5 nghị định 121/2013/NĐ-CP thì anh còn bị áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP). Cụ thể điều 13, nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định như sau: 

“Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý như sau:

1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng.

2. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc chủ đầu tư tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng; đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra”

Căn cứ vào quy định trên thì anh buộc phải tháo dỡ phần nhà đã xây dựng trái giấy phép xây dựng. 

Bạn muốn chắc chắn rằng công trình nhà mình từ khâu thiết kế đến thi công xây dựng không bị sai nội dung giấy phép, hãy liên hệ trực tiếp với dịch vụ xin giấy phép xây dựng của chúng tôi!

2 thoughts on “Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng bị xử phạt ra sao?

  1. Pingback: Nhà đang xây không có giấy phép xây dựng mà bị kiện thì xử lý như thế nào?

  2. Pingback: Làm sao để tránh và hạn chế tối đa chi phí phát sinh khi xây nhà?

Trả lời