Tháo dỡ công viên nước không có giấy phép xây dựng

cong-vien-nuoc-thanh-ha

Công viên nước Thanh Hà – Công viên nước lớn nhất Hà Nội chính thức bị cơ quan chức năng quận Hà Đông (Hà Nội) tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ công viên nước vào ngày 15/1/2020. Trước sự việc này nhiều người cho rằng, tháo dỡ công trình chưa có giấy phép xây dựng là đúng. Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng thanh tra xây dựng quận Hà Đông trong sự việc này.

Theo đó, Công viên nước Thanh Hà được xây dựng tại lô đất A2.2 thuộc Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 của Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội). Theo Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương Dương Ngọc Thỏa, toàn bộ công trình Công viên nước Thanh Hà không có giấy phép, xây dựng trái phép nên bị phá dỡ theo quy định pháp luật. UBND quận Hà Đông là cơ quan ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công viên nước Thanh Hà.

Công viên nước Thanh Hà

Trước đó, ngày 10/6/2019, quần thể công viên nước, bể bơi bốn mùa và nhà thi đấu đa năng lớn nhất Thủ đô nằm trong khu đô thị Thanh Hà ở quận Hà Đông chính thức mở cửa đón khách. Đây là khu vui chơi được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Phía bên ngoài công viên được thiết kế, xây dựng kiến trúc như tường thành của tòa lâu đài.

Công viên nước có 9 hạng mục trò chơi mạo hiểm, tốc độ như đường trượt 4 làn, đường trượt xoắn ốc, vòng xoáy khổng lồ, sông lười, hố đen vũ trụ, máng trượt, khu tạo sóng nhân tạo…Với số vốn đầu tư lên đến 200 tỉ đồng, khi hoàn thành công trình trở thành công viên nước lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, kể từ khi mở cửa cho khách tham quan và vui chơi vào tháng 6-2019, đã có hai vụ trẻ tử vong do đuối nước tại đây.

khai-tu-cong-vien-nuoc-lon-nhat-ha-noi-khong-chi-la-su-lang-phi_2
Phá dỡ công viên nước Thanh Hà

Trước sự việc Công viên nước Thanh Hà bị “khai tử”, nhiều người dân cho rằng, việc tháo dỡ công trình vi phạm đảm bảo tính nghiêm minh, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, việc tháo dỡ công viên nước Thanh Hà có vốn đầu tư lên đến 200 tỉ đồng, thực sự gây lãng phí. Trong khi đó, trách nhiệm lớn nhất thuộc về lực lượng chức năng quận Hà Đông, cụ thể là Thanh tra xây dựng quận Hà Đông thì chưa bị xử lý.

Bởi thực tế, để một công trình vi phạm xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng được 6 tháng mới xử lý, thì đó không chỉ là sự buông lỏng quản lý, mà cần phải xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ để xảy ra sự việc không mong muốn này.

Qua đó, người dân cũng hi vọng rằng, nhiều công trình sai phạm, không có giấy phép xây dựng trên địa bàn Hà Nội cũng cần phải được xử lý nghiêm minh, tránh sự bao che, buông lỏng quản lý…

(Theo BLĐTĐ)