Có phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn hay không?

xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-nong-thon-2

Xây nhà là một trong những việc làm lớn của mỗi người. Hiện nay, cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu xây dựng nhà ngày càng tăng cao. Không chỉ vùng đô thị, mà ở ven đô, nông thôn, những công trình, ngôi nhà mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để có thể bắt tay vào xây dựng nhà, bước đầu tiên cần làm là xin giấy phép xây dựng. Ở đô thị, việc xin giấy phép xây dựng là đương nhiên, vậy còn ở nông thôn thì sao? Có phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn hay không? Dưới đây, giấy phép xây dựng sẽ giải đáp thắc mắc này của Quý khách hàng và bạn đọc.

xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-nong-thon-1

Quy định về những công trình phải xin giấy phép xây dựng ở nông thôn

Công trình được miễn giấy phép xây dựng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, những công trình xây dựng sau đây được miễn giấy phép xây dựng:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Như vậy, căn cứ quy định tại điểm k nói trên sẽ không phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thônNhư vậy, có thể hiểu đơn giản như sau:

–  Một là, Khu vực bạn sinh sống không thuộc khu vực quy hoạch xây dựng; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì khi bạn xây dựng không cần xin giấy phép xây dựng.

–  Hai là, bạn thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì bạn vẫn phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định Luật xây dựng 2014.

–  Đồng thờiNếu trường hợp của bạn thuộc trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao theo quy định tại Khoản 1, Điều 95 Luật xây dựng 2014.

xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-nong-thon-2

Những công trình phải xin giấy phép xây dựng ở nông thôn

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Điều 103 Luật xây dựng năm 2014 thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quy định như sau:

“Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phépxây dựng.”

Vậy từ quy định trên cho thấy thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thuộc về ủy ban nhân dân cấp Huyện, Quận, Thành phố trực thuộc trung ương nên bạn sẽ để trong đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng là kính gửi UBND Quận…

Như vậy, không phải xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn trừ những trường hợp chúng tôi đã nêu ra ở trên. Nếu nhà bạn thuộc những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì cứ tiến hành xây dựng bình thường. Nếu nhà bạn không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì cần làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng và tiến hành các thủ tục xin phép xây dựng trước khi khởi công công trình.