Giấy phép xây dựng là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của các cá nhân, tổ chức khi xây dựng nhà cửa, công trình…được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng thẩm định, phê duyệt. Hiện nay, một số cá nhân, tổ chức vẫn chưa nắm bắt được các điều kiện cấp phép xây dựng. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này trong bài viết sau đây.
Điều kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị
Điều 91 Luật Xây dựng 2014 (khoản 1 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị như sau:
(1) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
(2) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
(3) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh (*).
(4) Thiết kế xây dựng công trình, thiết kế nhà cấp 4 đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định (**).
(5) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định (hồ sơ giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng đối với công trình sửa chữa, cải tạo,…) (***).
Điều kiện cấp GPXD cho công trình không theo tuyến ngoài đô thị
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng cho công trình xây dựng không theo tuyến ngoài đô thị được quy định rõ tại Điều 91 Luật Xây dựng 2014 như sau:
(1) Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
(2) Đáp ứng điều kiện quy định tại các mục (*), (**), (***) như trên.
Điều kiện cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
Nhà ở riêng lẻ gồm nhà ở liền kề, nhà biệt thự, nhà ở độc lập.
Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị
+ Điều kiện chung:
Căn cứ khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014, điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị như sau:
(1) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
(2) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
(3) Có thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định.
(4) Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hợp lệ.
Lưu ý: Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị.
+ Điều kiện riêng: Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng.
>> Xem thêm: Sửa nhà có cần giấy phép xây dựng không?
Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công thì điều kiện được cấp giấy phép xây dựng phải có đủ điều kiện sau:
(1) Phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. Chẳng hạn như thiết kế nhà hay thiết kế nhà cấp 4 nông thôn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở nông thôn.
(2) Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định.
Trên đây là các điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ. Nếu chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân cần tư vấn về giấy phép xây dựng hãy gọi ngay đến Hotline 09 38 89 6767 để được giải đáp tận tình.