A. Cách thức thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Bao gồm :
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, theo mẫu ;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Các bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh, tỷ lệ 1/50 -1/200;
d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh của chủ đầu tư, trong đó có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an toàn phòng chống cháy; bảo đảm môi trường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Đối với công trình đã khởi công xây dựng, phải được cơ quan có thẩm quyền về quản lý xây dựng xác nhận bằng văn bản việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng tại thời điểm xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng Thành phố, Tỉnh.
Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:
• Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.
• Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.
Bước 4 – Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng TP, Tỉnh.
Mẫu đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng
B. Yêu cầu đối với công trình xin điều chỉnh giấy phép xây dựng
Điều chỉnh giấy phép xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố;
2. Bảo đảm quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
3. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; độ cao tĩnh không; thiết kế đô thị (tại những khu vực đã có thiết kế đô thị); yêu cầu về phạm vi an toàn đối với công trình xung quanh; hành lang bảo vệ các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật; hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.
4. Các công trình xây dựng trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;
5. Công trình sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
6. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;
7. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuynen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;
8. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.
9. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.
Pingback: Đang thi công có được điều chỉnh Giấy phép xây dựng không?
Pingback: Lén lút xây dựng trái phép giải quyết như thế nào ?
Pingback: Bạn cần biết: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng