HỎI:
Trong năm 2014 (từ tháng 10-12) tôi có xin phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ và đã được cấp giấy phép xây dựng ngày 11/02/2015 với quy mô (a) theo bản vẽ là 1 trệt + 1 lầu + mái bê tông.
Tuy nhiên, tôi có thay đổi quy mô (b) gồm 1 trệt + 2 lầu và 1 mái bê tông nhưng thiết kế cũng như diện tích đất xây dựng không hề thay đổi. Ngày 20/03/2015 tôi đã nộp hồ sơ cấp đổi Giấy phép xây dựng với quy mô mới. Sau khi phòng QLĐT tiến hành khảo sát lại mảnh đất của tôi (chưa có xây dựng) ngày 24/03/2015, và ra công văn trả lời về bản vẽ. Sau đó, tôi cũng đã hoàn tất việc chỉnh sửa lại bản vẽ theo yêu cầu và nộp lại ngày 07/04/2015. Bộ phận tiếp nhận đã hẹn ngày cấp giấy phép là 27/04/2015. Thực tế là đến ngày 04/04/2015 tôi đã tiến hành thi công đào đất và đổ bê tông móng. Như vậy tôi muốn hỏi là tôi cho thi công trước khi được cấp lại giấy phép xây dựng nhà thì có sai phạm gì hay không? Vì phần móng không thay đổi do tôi yêu cầu kết cấu của thiết kế quy mô ban đầu (a) là dành cho quy mô mới (b).
Thi công đào móng trước khi được cấp lại giấy phép xây dựng nhà
TRẢ LỜI:
Theo Luật Xây dựng 2014, Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
c) Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.
Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng nhà
Như vậy, chủ đầu tư xây dựng công trình phải có Giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình. Theo quy định tại Điều 12, Luật Xây dựng, mọi hành vi xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi bị cấm và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.Vì vậy, bạn nên có Giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công.