Có được sử dụng giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ không?

giay-phep-xay-dung-dung-ten-chu-cu-1

Một số gia chủ hiện nay khi mua lại mảnh đất để khởi công công trình thì nhận ra GPXD vẫn mang tên chủ thể cũ của miếng đất đó. Vậy có được sử dụng giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Tìm hiểu về giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ

Đây là một loại GPXD được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho một chủ thể trước đó. Chủ thể đó đứng tên trên GPXD là chủ thể tiến hành đăng ký. Sau đó chủ thể này tiến hành chuyển nhượng giấy phép xây dựng cho chủ thể thứ ba. Vậy nên loại hình giấy phép này được gọi là GPXD mang tên chủ cũ. Chẳng hạn như giấy phép xây dựng nhà 2 tầng 8×9 mang tên chủ cũ.

Quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ

Căn cứ điều 62 luật xây dựng quy định như sau:

Trước khi khởi công công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều 62 luật xây dựng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng mới có thể tiến hành xây dựng các công trình này. Do vậy mà nếu bạn đang sử dụng giấy phép xây dưng mang tên chủ cũ thì bạn sẽ phải tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sử dụng GPXD.

Tìm hiểu về giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ
Đây là một loại GPXD được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho một chủ thể trước đó. Chủ thể đó đứng tên trên GPXD là chủ thể tiến hành đăng ký. Sau đó chủ thể này tiến hành chuyển nhượng giấy phép xây dựng cho chủ thể thứ ba

Căn cứ điều 75 luật xây dựng quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công công trình. Khi chuyển giao GPXD đứng tên chủ cũ thì bạn sẽ phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, GPXD được cấp cho chủ đầu tư nào thì chỉ chủ đầu tư đó mới có quyền khởi công xây dựng công trình. Bởi chủ thể đó sẽ sở hữu các quyền và nghĩa vụ như: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan trong hoạt động xây dựng do lỗi của chủ đầu tư gây ra (điểm e, khoản 2, điều 75 Luật xây dựng).

Nội dung của giây phép xây dựng

Căn cứ Luật xây dựng 2014 cụ thể tại điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ như sau:

1. Tên công trình thuộc dự án

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến

4. Loại, cấp công trình xây dựng

5. Cốt xây dựng công trình

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

7. Mật độ xây dựng

8. Hệ số sử dụng đất

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, bên cạnh các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 thì còn cần bao hàm thêm tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1, số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa của toàn bộ công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp GPXD.

Nội dung của GPXD
Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ còn cần bao hàm thêm tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1, số tầng, chiều cao tối đa

Thủ tục chuyển giao giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Tùy theo từng mục đích mà có thể chuẩn bị hồ sơ cấp GPXD phù hợp. Bạn có thể liên hệ theo Hotline 08 38 89 6767 để nhận tư vấn kỹ càng hơn.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả.

Trên đây là các thông tin giải đáp về vấn đề giấy phép xây dựng đứng tên chủ cũ theo quy định hiện nay. Hy vọng rằng đã giúp bạn giải đáp hoàn toàn các thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận tư vấn chuyên sâu.