Khi xây dựng nhà ở tại đô thị, bạn phải làm thủ tục để xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, quy định, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị tại Việt Nam chi tiết như thế nào thì không phải ai cũng có hiểu biết rõ ràng. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về quy định cấp phép xây dựng dưới đây.
Điều kiện làm thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị
Nếu bạn muốn được cấp phép xây dựng, thiết kế nhà ở tại khu vực đô thị thì phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
+ Mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn khi thi công xây dựng nhà ở bao gồm phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, an toàn về hạ tầng kỹ thuật, giao thông,…
+ Đối với các công trình xây dựng nhà ở đô thị có công trình liền kề thì phải đảm bảo phải đảm bảo an toàn cho công trình bên cạnh.
+ Thiết kế xây dựng công trình nhà ở đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
+ Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng đầy đủ và phù hợp theo quy định.
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở đô thị
Để xin cấp phép xây dựng cho công trình nhà ở đô thị, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Đơn xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định. Chẳng hạn như đơn đề nghị cấp GPXD nhà mái Thái chữ L.
+ Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
Bản sao công chứng bản vẽ thi công được phê duyệt bao gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50, 1/500 có kèm theo vị trí của công trình.
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình theo tỷ lệ 1/50, 1/200.
+ Bản vẽ mặt bằng móng theo tỷ lệ 1/50, 1/200 và mặt cắt của móng theo tỷ lệ 1/50 có kèm theo sơ đồ đấu nối cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải.
Quy trình thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị
Quy trình để xin cấp phép xây dựng nhà ở tại đô thị bao gồm những bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng tại UBND cấp quận/huyện tại nơi sẽ xây dựng nhà ở.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu đầy đủ giấy tờ theo quy định, bên tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả. Nếu hồ sơ không đầy đủ, bên tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ cho người đi xin để bổ sung. Hồ sơ sẽ được chuyển cho đơn vị có thẩm quyền theo quy định để xét duyệt. Đối với xây dựng nhà ở đô thị, thời gian xét duyệt sẽ là 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Theo đúng phiếu hẹn, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả. Nếu hồ sơ được duyệt công trình sẽ được cấp phép xây dựng. Người đi xin sẽ phải nộp các khoản phí theo quy định. Nếu hồ sơ không được duyệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản lý do không đủ điều kiện để cấp phép.
>> Xem thêm: Hồ sơ gia hạn thủ tục cấp phép xây dựng bao gồm những gì?
Một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng
Theo quy định của Chính phủ, một số loại công trình dưới đây sẽ được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
+ Công trình bí mật của Nhà nước, các công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp của Chính phủ.
+ Công trình xây dựng theo tuyến phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Công trình chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa không làm thay đổi kết cấu mặt tiền, công năng sử dụng và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn.
+ Công trình được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trường, chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư xây dựng.
Trên đây là chia sẻ chi tiết về quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị tại Việt Nam. Nếu bạn đang có dự định xây dựng nhà ở đô thị thì cần tìm hiểu kỹ về các quy định này để tránh những rắc rối không đáng có. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ càng về vấn đề này, hãy liên hệ chúng tôi theo Hotline 09 38 89 6767 để nhận tư vấn chi tiết.