Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng, thi công và kiểm định móng an toàn

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng thi công và kiểm định móng nhà

Móng nhà là bộ phận chịu tải trọng toàn bộ công trình bên trên, đồng thời cũng chịu lực đẩy ngang của trái đất. Vậy làm thế nào để việc thi công và kiểm định móng an toàn – nền tảng của ngôi nhà này được vững chắc, hoàn hảo và không ảnh hưởng đến những công trình lân cận.

Hệ móng được kết hợp cả móng bê tông và tường móng xây gạch. Kết cấu móng thường gặp của nhà ở gia đình là móng độc lập, móng băng một phương, móng băng hai phương, móng bè. Móng bê tông cốt thép truyền tải trọng lên trên một diện tích rộng lớn của đất nền, do đó nó sẽ làm giảm khả năng chịu tải tới mức độ thấp nhất. Nếu móng nằm trong nền đất cát hoặc sỏi mà bên dưới không có nền đất yếu thì gần như không có lún.

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng thi công và kiểm định móng nhà

Một số công trình khi xin phép xây dựng cần có biện pháp thi công nhằm xác định ranh giới an toàn khi thi công nhà của mình mà không để ảnh hưởng đến hàng xóm. Sau đây là một số nội dung và lưu ý khi thi công móng để đạt chất lượng tốt nhất và tránh ảnh hưởng đến nhà bên cạnh.

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng thi công và kiểm định móng nhà
Thi công và kiểm định móng an toàn

1. Kết cấu móng của nhà ở:

 – Khi bạn làm nhà, khâu đầu tiên bạn bắt tay vào lại là khâu quan trọng nhất, vất vả nhất, nhiều nguy cơ sự cố nhất: quá trình đào móng. Nhiều người khi mới làm nhà, vấp phải khó khăn này đã cảm giác vô cùng mệt mỏi và muốn buông xuôi. Nhưng, nếu bạn chuẩn bị tinh thần đề phòng trước những nguy cơ có thể thường gặp nhất thì công việc sẽ suôn sẻ hơn nhiều hay tâm lý cũng vững vàng hơn để vượt qua khó khăn.

– Giải pháp móng phải do các nhà có chuyên môn đưa ra theo tính toán dựa trên cơ sở khảo sát điều kiện địa hình, kết cấu các lớp đất và tải trọng công trình bên trên. Khi xử lý đáy móng, bạn cần giám sát để thợ thực hiện đủ các lớp đáy móng như rải cát vàng đầm chặt, rải một lớp gạch lót để làm bằng phẳng mặt đáy. Nếu bạn sử dụng gạch xây nguyên viên thì không cần đập vỡ, còn dùng gạch vỡ bạn phải trộn vữa xi măng rải đều, làm thành tấm lót phẳng. Tuyệt đối không dùng các loại phế thải xây dựng đổ xuống để lót nền.

2. Tại sao phải làm khô hố móng trong lúc thi công?

– Một số địa hình nằm trên dải nước ngầm, có thể mạch nước ngầm ở gần hoặc cao hơn đáy móng sẽ làm hỏng cấu trúc móng. Nếu nước ngầm có độ dốc và tốc độ di chuyển lớn, các hạt đất ở đáy móng có thể bị trôi, làm giảm độ chặt của đất. Nếu mực nước ngầm ở dưới đáy móng và tốc độ thấm không lớn hoặc nước không chuyển động thì nước ngầm không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của nền móng công trình. Khi thi công móng đòi hỏi hố móng phải khô ráo nhưng trong đất luôn luôn có các mạnh nước ngầm rỉ nước vì vậy người ta thường phải tiến hành bơm hút nước liên tục. Công việc bơm nước cần tiến hành đồng thời trong lúc đào để làm đất ráo nước mới dễ đào. Khi hố móng đã đào đến cao trình thiết vẫn phải tiến hành công việc bơm nước cho đến khi xây xong móng.

– Để bơm hút nước trong hố móng, cần khơi rãnh ở chân hố móng sâu hơn công trình đáy móng khoảng chừng 1,0m. Dưới đáy rãnh, đào hố tụ nước để đặt vòi bơm, rồi dùng máy bơm hút nước đi cho chảy đến nơi khác. nếu bơm hút trực tiếp sẽ làm đất ở đáy móng và các bờ vách sạt lở, trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Để máy bơm hoạt động tốt và đất không chảy theo nước, nên đặt đầu vòi hút trong ống sành hoặc ống bê tông có đường kính từ 40 đến 60 cm. Trường hợp trong đất đào móng có lẫn nhiều cát hạt (vừa và nhỏ) nên rải dưới đáy hố tụ nước một lớp sỏi nhỏ nhằm ngăn chặn cát lọt vào làm tắc ống hút của máy bơm.

3. Những giải pháp đề phòng, ngăn ngừa sự cố:

– Trước khi đào móng, chủ công trình phải tiến hành gặp gỡ các chủ nhà lân cận, thông báo về việc thi công công trình của mình. Mục đích là để các chủ nhà đó biết và thông cảm với quá trình thi công.

– Việc tiếp theo là khảo sát hiện trạng, tức là xem xét tình trạng của các nhà liền kề. Cần biết nhà hàng xóm liền kề có kết cấu như thế nào, tường gạch chịu lực hay khung bê tông cốt thép chịu lực, kết cấu móng độ sâu chân móng ra sao. Nhà ở tình trạng tốt hay xấy, nhà kiên cố hay bán kiên cố, nhà tạm hay nhà nguy hiểm.Khi phát hiện có các vết nứt, bạn hãy mời chủ nhà chứng kiến cùng bạn và ghi lại vào sổ theo dõi ngày giờ bạn chuẩn bị khởi công, đã có vết nứt kích thước dài rộng, chiều hướng trên tường như thế nào. Bạn có thể đo vẽ, chụp ảnh nếu cần chi tiếp và sự chính xác cao, ghi rõ ngày giờ chụp và hai bên ký vào biên bản. làm như vậy mạng lại sự công bằng cho cả hai bên. Nếu nhà có lún nứt thì đây là chứng lý quan trọng. Quá trình thi công về sau, nhà hàng xóm gặp phải sự cố lún nứt nghiêm trọng hơn thì chủ công trình phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên có nhà bị lún nứt cũng không vì thế mà “làm tới” cho rằng tại bạn xây nhà nên nhà ông ấy/ bà ấy mới bị ảnh hưởng chứ trước đó không bị sao. Đó là trường hợp cần đề phòng để tránh sứt mẻ quan hệ xóm giềng và bạn xây nhà được thuận lợi. Về mặt chuyên môn, những tài liệu đó là cơ sở quan trọng để kỹ sư kết cấu của bạn có thể đưa ra những điều chỉnh thiết kế nhà bạn cho phù hợp thực tế, không ảnh hưởng đến các nhà xung quanh.

4. Khi thi công móng nhà cần lưu ý những gì?

– Móng nhà là nền tảng của ngôi nhà, điều không ai phủ nhận là nền móng có vững chắc thì ngôi nhà mới tồn tại lây dài, không bị sự cố lún, nứt. Móng còn bao gồm cả các hạng mục ngầm như bể phốt, bể nước và các đường ống cấp thoát kỹ thuật. Thi công móng đòi hỏi phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế để góp phần làm giảm giá thành xây dựng và những phát sinh không đáng có về sau. Chỉ thi công móng theo cảm tính, theo kinh nghiệm, rất có thể bạn đã lãng phí một lượng lớn bê tông và sắt thép. Nguy hiểm hơn, có khi ngôi nhà bạn đứng trước nguy cơ lún sụt do không được tính toán cẩn thận.

– Nếu nhà bạn xây dựng trên một mảnh đất trống, không giáp công trình lân cận nào khác, nguy cơ sự cố ảnh hưởng đến công trình lân cận là rất ít. Nhưng điều kiện đất đai đô thị chật hẹp, mảnh đất của bạn nằm lọt giữa hai nhà đã xây dựng với độ sâu chôn móng, kiểu kết cấu móng khác nhau; bạn rất dễ gặp những sự cố lún sụt, sạt lở đất, đặc biệt là khi nhà bạn giáp một nhà tạm bợ, cấp 4, móng gạch, xây dựng đã lâu năm.Điểm cần lưu tâm nhất trong khi thi công móng là bạn không để móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩn chất, làm tính liên kết của vữa xi măng sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt là phần móng lại cần bê tông có chất lượng rất cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.

– Một việc cũng cần lưu ý khi thi công móng là chú ý để chừa các lỗ ký thuật để đặt ống thoát nước và cấp nước, tránh đục phá gây khó khăn và lãng phí vật liệu, công sức. Nếu đường ống đặt ở vị trí dưới đáy móng, phải lấp đầy lỗ bằng đá hoặc sỏi đầm nện kỹ, không được để đế móng trực tiếp lên đường ống sẽ gây gãy vỡ. Thông thường đường cống này không đi qua phần tường gạch. Cần hết sức lưu ý các công trình ngầm, nhất là trong móng vì nếu có sự cố, việc sửa chữa rất phức tạp và tốn kém. Việc quản lý chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu đầu có thể làm giảm nhẹ nguy cơ đó.

– Một trường hợp khác tuy ít xảy ra nhưng cần lưu ý, nếu đã lỡ đào móng sâu hơn quy định của thiết kế, nên lấp bằng bê tông thay vì đất đào. Đất lấp tạm bợ bằng xẻng xúc thủ công, không được đầm chặt sẽ tạo một độ xốp cho nền, làm tăng nguy có lún sụt của móng nhà .Như vậy, thi công móng là giai đoạn quan trọng bậc nhất đầu tiên của mọi công trình. Vì vậy, ngay từ đầu phải vô cùng cẩn trọng và phòng ngừa sự cố có thể xảy ra đối với công trình lân cận.

One thought on “Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng, thi công và kiểm định móng an toàn

  1. Pingback: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà

Trả lời