Bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà có gì khác nhau?

Phối cảnh nhà phố 3 tầng đẹp.

Phân biệt bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà là một việc làm tưởng thừa lại hóa quan trọng. Nhiều người khi có dự định xây dựng ngôi nhà đều thắc mắc bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là gì? Có gì giống và khác nhau giữa hai bản vẽ này và các bản vẽ này dùng để làm gì? Hôm nay Giấy phép xây dựng chia sẽ đến các bạn những tiêu chí để phân biệt bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà để các bạn có thể hiểu rõ hơn và an tâm xây dựng tổ ấm mơ ước của gia đình mình.

I.  Bản vẽ xin giấy phép xây dựng

1. Thế nào là bản vẽ xin giấy phép xây dựng?

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong quá trình xin giấy phép xây dựng.

Bản vẽ xin phép xây dựng.

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao… mặt đứng và mặt cắt của công trình giúp UBND xã, quận, huyện, thị xã… xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.

2. Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà bao gồm những gì?

Yêu cầu chung cho một bản vẽ xin phép xây dựng sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:

  • Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích mà bạn muốn xây dựng.

+  Mặt bằng tổng thể: thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Muốn biết chính xác diện tích mà bạn đang muốn xây dựng là bao nhiêu thì cần phải tiến hành kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định của nơi mà bạn sinh sống theo đúng yêu cầu.

+  Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng.

  • Mặt cắt: bao gồm mặt cắt của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại
  • Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái.
  • Khung tên: thể hiện tên công ty có chức năng xin phép đóng dấu, bên cạnh đó cũng phải có chữ ký của thiết kế và chủ nhà.
  • Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh.

II. Bản vẽ thiết kế nhà

1. Thế nào là bản vẽ thiết kế nhà?

Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà.  Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà, căn cứ vào bản vẽ đó xây nên ngôi nhà hoàn chỉnh.

Bản vẽ thiết kế nhà đẹp.

Bản vẽ thiết kế nhà khác với bản vẽ xin giấy phép xây dựng

Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…

Thiết kế một bộ hồ sơ trước khi bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi, bạn bỏ ra một khoản chi phí không đáng kể nhưng đem lại cho bạn một sự an tâm khi xây nhà. Nếu bạn có chút kiến thức về ngôn ngữ kiến trúc và giám sát thi công, bạn sẽ kiểm soát được kỹ thuật thi công và lắp đặt kết cấu, điện nước có chính xác không.

2. Bản vẽ thiết kế nhà ở bao gồm những gì?

Một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh tổng cộng từ 80-200 trang A3, được thiết kế vô cùng chi tiết và tỉ mỉ, tùy vào quy mô và mức độ phức tạp của công trình mà số lượng bản vẽ thiết kế nhiều hay ít và được sắp xếp đúng trình tự khoa học theo từng hạng mục để dễ dàng thi công.

Một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 phần:

  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế chi tiết
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế phần điện, cấp thoát nước và công nghệ thông tin
  • Hồ sơ thiết kế nội thất (nếu có)

3. Tóm lược thành phần của một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh

* Phần thiết kế kiến trúc bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:

  • Phối cảnh: Là hình ảnh mô tả trực quan chân thực nhất từ ý tưởng thiết kế đến thực tế xây dựng. Ảnh phối cảnh thường là hình ảnh 3D, thể hiện hình ảnh 3 chiều để giúp chủ nhà có cái nhìn trực quan, sinh động nhất, dễ hình dung nhất về ngôi nhà của mình từ các góc nhìn khác nhau.
  • Mặt bằng: Định vị hướng và định vị không gian xung quanh ngôi nhà để bạn có thể hình dung ngôi nhà được hoàn thiện trong tương lai.
  • Mặt đứng: Thể hiện được chiều cao cân đối về hình khối của ngôi nhà, từ phái mặt tiền.
  • Mặt cắt: Mặt cắt thể hiện các chi tiết bên trong vô cùng rõ nét và dễ hiểu, và dễ dàng cho đội ngũ thi công.

Phối cảnh nhà phố 3 tầng đẹp.

Bản vẽ thiết kế nhà chi tiết hơn bản vẽ xin giấy phép xây dựng

* Phần thiết kế chi tiết bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:

Bản vẽ chi tiết thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết nhất toàn bộ kích thước cửa, nhà vệ sinh, lát gạch…trong ngôi nhà. Ký hiệu, chú thích trong hồ sơ được trình bày rõ ràng giúp người đọc có thể hiểu nhanh và chính xác nhất bản vẽ nhà mình.

Bản vẽ chi tiết kiến trúc tầng 1.

Bản vẽ thiết kế nhà chi tiết

  • Mặt bằng kích thước: thể hiện rất đầy đủ, chi tiết cấu tạo từng chi tiết trong bố trí mặt bằng.
  • Mặt bằng lát gạch: mặt bằng lát gạch ghi rõ kích thước định vị từng loại gạch, chủng loại, màu sắc gạch cho toàn bộ ngôi nhà.
  • Mặt bằng trần: thể hiện rõ kích thước của trần.
  • Mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa: mặt bằng định vị cửa giúp định vị vị trí, kích thước cho toàn bộ hệ thống cửa của ngôi nhà. Quy cách cửa thể hiện đầy đủ loại cửa sẽ dùng trong mỗi vị trí ngôi nhà, chất liệu, kích thước, số lượng…
  • Chi tiết nhà vệ sinh: thể hiện loại gạch sẽ lát trong nhà wc, vị trí sơn nước…
  • Chi tiết cầu thang, ban công: thể hiện độ cao, độ dốc của cầu thang, kích thước các bậc thang, kích thước ban công, lát gạch, sơn…
  • Chi tiết lan can: kích thước lan can, lát gạch, chất liệu làm lan can cho toàn bộ nhà.
  • Chi tiết vách kính
  • Chi tiết các phòng khách, bếp – ăn, ngủ,…: thể hiện vị trí đồ đạc trong các phòng, nội thất trong toàn bộ ngôi nhà.

* Phần kết cấu bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:

  • Quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công.
  • Mặt bằng định vị cọc: thể hiện vị trí, khoảng cách giữa các cọc sẽ được thiết kế và thi công trên công trình. Từ đây, chủ đầu tư dễ dàng thấy được lưới cọc chạy trong công trình nhà mình cũng như cách thức bố trí, độ an toàn, tính đảm bảo khoa học, chính xác.
  • Mặt bằng móng, chi tiết móng: mặt bằng móng của mỗi công trình được hình thành dựa trên quá trình khảo sát thực tế và hiện trạng đất như: móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè…
  • Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
  • Mặt bằng dầm sàn, mặt bằng thép

bản vẽ chi tiết móng nhà.

Bản vẽ thiết kế nhà phần kết cấu

* Phần điện bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:

  • Sơ đồ điện
  • Mặt bằng bố trí chiếu sáng (đèn) các tầng
  • Mặt bằng bố trí ổ cắm các tầng
  • Mặt bằng bố trí tivi, điều hòa…các tầng

bản vẽ mặt bằng câp điện ổ cắm tầng 1.

Bản vẽ thiết kế nhà phần điện

* Phần nước bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:

  • Thuyết minh chung
  • Mặt bằng cấp nước các tầng
  • Mặt bằng thoát nước các tầng
  • Chi tiết lắp đặt đường nước
  • Chi tiết hố ga
  • Chi tiết hầm tự hoại

bản vẽ cấp thoát nước tầng 1.

Bản vẽ thiết kế nhà phần nước

Sau khi có giấy phép xây dựng thì có được chỉnh sửa bản vẽ thiết kế nhà hay không?

– Trường hợp 1: Nếu xây dựng nhà vượt quá mức cho phép được ghi trong giấy phép xây dựng

Căn cứ: Khoản 5 Điều 13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

Theo đó:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

– Trường hợp 2: Nếu xây dựng nhà sai bản vẽ xin giấy phép xây dựng ở bên trong và không ảnh hưởng đến an toàn công trình hoặc giảm số tầng thì sẽ không bị xử phạt.

Căn cứ: Điều 6. Về xử phạt hành vi xây dựng sai phép quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP như sau:

1. Hành vi xây dựng sai phép quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP được hiểu là xây dựng sai một trong các nội dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp giấy phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp.

2. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không coi là hành vi xây dựng sai phép:

a) Thay đổi thiết kế bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến việc phòng cháy chữa cháy; môi trường; công năng sử dụng; kết cấu chịu lực chính hoặc kiến trúc mặt ngoài công trình;

b) Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn bắt đầu và hoàn thành bước đầu tiên của việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào về bản vẽ xin giấy phép xây dựng cũng như thiết kế, kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhiệt tình mọi thắc mắc của bạn.