Hiện nay khi xây dựng một ngôi nhà không chỉ đòi hỏi về thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo được độ an toàn của ngôi nhà. Vậy độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu? Bạn có thể tìm câu trả lời trong bài viết sau:
Độ nghiêng của nhà ở là gì?
Độ nghiêng của nhà ở là mức độ đo được khi công trình nhà đã hoàn thiện hoặc đang hoàn thiện. Nó có hiện tượng bị nghiêng, bị lún so với vị trí thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới độ nghiêng của công trình xây dựng nhà ở.
Vì thế trong thiết kế xây dựng và theo hướng dẫn thi hành, quy định của luật xây dựng sẽ có một tiêu chuẩn, mức độ nghiêng cho phép của nhà ở được ước tính trước khi tiến hành xây dựng.
Nguyên nhân khiến nhà nghiêng?
Khi thiết kế nhà và tiến hành thi công khiến ngôi nhà bị nghiêng có thể do các nguyên nhân sau:
– Trước khi tiến hành xây dựng không khảo sát hiện trạng khu đất và các công trình xung quanh.
– Do xây nhà trên nền đất yếu và xử lý móng không được đảm bảo.
– Do yếu tố khách quan: Nhà bị nghiêng do nhà bên cạnh.
– Nhà bị lún, nghiêng do cải tạo nâng tầng.
Tiêu chuẩn về độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu?
Mức độ nghiêng cho phép theo các văn bản pháp luật của luật xây dựng thì sẽ được chia ra theo từng mức độ của công trình. Mức độ nghiêng, sụt lún cho phép sẽ dao động từ 8 – 30cm. Nhưng đối với độ nghiêng cho phép của nhà thì chỉ được mức tối đa là 8cm.
Nếu công trình nhà ở sau quá trình nghiệm thu và sử dụng dưới 8cm thì được phép sử dụng, hoạt động bình thường theo luật định. Nếu vượt quá con số này sẽ phải tìm cách khắc phục sửa chữa để đảm bảo sự an toàn.
Hướng dẫn cách đo độ nghiêng của ngôi nhà
Để có thể dự tính trước độ nghiêng, mức chịu lực của căn nhà thì nhiều phương pháp, cách tính khác nhau. Tùy vào sự khác biệt, độ nhạy bén của nhà thiết kế, kiến trúc lựa chọn sử dụng phương pháp nào sao cho phù hợp. Các nhà tư vấn thiết kế, kiến trúc sư hiện nay chủ yếu sử dụng 4 cách đo độ nghiêng của nhà ở sau đây: phương pháp thả dọi, chiếu đứng, đo góc và tọa độ.
Độ nghiêng cho phép của nhà ở cách khắc phục
Nếu nhà bạn xảy ra hiện tượng nghiêng lún có thể khác phục theo phương án sau:
– Nên huê đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công nền móng phù hợp với từng hiện trạng khu đất đơn cử như WEDO.
– Với những công trình đang thi công phải thường xuyên tiến hành theo dõi tiến độ và chất lượng gia cố móng, tránh trường hợp làm ẩu, cắt xén nguyên vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình sau này.
– Kiểm tra lại kết cấu móng nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, 3 tầng… xem nó là móng nông hay móng sâu.
– Nếu công trình bạn đang thi công mà có hiện tượng nghiêng như thế, tốt nhất là bạn chống lún không cho nghiêng nữa.
– Cần có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông đối với trường hợp thi công sát nhà bên có trọng tải lớn tác động lên đất cũng như khi công trình làm hố móng sâu hơn đáy móng nhà bên.
– Sử dụng các giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây: móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất.
– Khi gặp công trình liền kề hiện hữu có nguy cơ sập đổ trong quá trình thi công, nhà thầu thi công cần kịp thời thông qua chủ đầu tư phối hợp với chủ sở hữu công trình hiện hữu đưa ra các giải pháp hợp lý mà các bên cùng chấp nhận được.
Chúng tôi hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu?. Nếu bạn đang tìm đơn vị thiết kế, thi công công trình uy tín, đảm bảo chất lượng tránh sụt lún vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn thêm.