Thi công nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao, giá thành rẻ chỉ bằng một nửa so với nhà truyền thống cùng diện tích, nhà tiền chế được coi là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi làm công trình xây dựng. Vì chỉ mới du nhập vào thị trường Việt Nam được vài năm nên chắc hẳn nhiều người đang băn khoăn không biết khi xây dựng nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không và nếu được thì quy trình và thủ tục ra sao? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Quy định về nhà lắp ghép tại Việt Nam
Để giải đáp cho câu hỏi nhà tiền chế có cần xin giấy phép không thì chúng tôi xin chia sẻ như sau. Nhà lắp ghép ở Việt Nam hiện tại chưa có quy định riêng cụ thể. Chỉ có những quy định pháp luật chung về xây dựng và công trình xây dựng.
– Theo Luật xây dựng 2014 được bổ sung Luật xây dựng năm 2020 quy định: Công trình xây dựng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố bao gồm: Dựa vào thiết kế, kiến trúc nhà đẹp, dựa trên vật liệu xây dựng được tạo nên bởi con người. Chúng được liên kết định vị đất, bao gồm phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Vậy nên khi thực hiện thi công nhà lắp ghép được liên kết định vị với đất là một công trình xây dựng. Và cần phải tiến hành dựa trên các quy định trong Luật xây dựng hiện tại.
>> Tham khảo chi tiết về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế như thế nào tại đây.
– Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 ở khoản 30 điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 89 Luật xây dựng 2014) có nói: “Trừ các quy định về khoản 2, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này”.
Qua những quy định chung của Luật xây dựng trên có thể khẳng định cần phải có giấy phép khi xây dựng nhà lắp ghép, nhà di động.
Làm nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?
Như đã nói ở trên, cần phải có giấy phép khi xây dựng nhà lắp ghép. Tuy nhiên, bên cạnh những điều Luật nhà lắp ghép bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì có những ngoại lệ cụ thể như:
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 ở khoản 30 điều I, các công trình không cần giấy phép vẫn có thể hoạt động:
– Công trình là bí mật nhà nước, công trình được xây dựng cấp bách;
– Công trình là vốn đầu tư công được quyết định đầu tư xây dựng bởi Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu của cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương trên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan thuộc Chính phủ, và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
Theo khoản 49 Điều 1 trong công trình xây dựng tạm Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 131 Luật Xây dựng 2014) có ghi rõ: Công trình xây dựng tạm là có các mục đích sau: Thi công xây và dựng công trình chính; Tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định.
Như vậy sẽ có những trường hợp cần có giấy phép xây dựng và những trường hợp không cần giấy phép xây dựng trong các quy định luật pháp của nhà nước. Tới đây thì các bạn đọc giả đã có thể trả lời cho câu hỏi làm nhà tiền chế có phải xin giấy phép không?
Hồ sơ, thủ tục xin GPXD nhà lắp ghép
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép có phần phức tạp, cần thực hiện qua nhiều bước. Tuy nhiên, trước hết các bạn cần đáp ứng được điều kiện sau:
+ Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, xây dựng nhà.
+ Công trình xây dựng, thiết kế nhà cấp 4 tiền chế không nằm ở nơi sụt lún, ngập lụt, có di tích văn hóa, lịch sử.
+ Không xây dựng nhà lắp ghép trái với mục đích ban đầu đã đề xuất.
+ Đảm bảo chấp hành quy định nghiêm chỉnh về quy chế an toàn, chỉ giới trong xây dựng.
+ Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, giao thông, môi trường.
Nếu đáp ứng được thì bạn mới có cơ hội được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Sau đó, bạn cần thực hiện thủ tục theo các sau để có thể xin giấy phép dễ dàng, hiệu quả.
Bước 1: Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu dự án trình hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cá nhân trong cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, xem xét và duyệt hồ sơ. Nếu như hồ sơ đầy đủ, đáp ứng điều kiện, cá nhân có thẩm quyền sẽ cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày nhận kết quả. Còn nếu hồ sơ thiếu, cá nhân có thẩm quyền sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Kiểm duyệt hồ sơ trong thời gian là 7 ngày làm việc. So sánh, đánh giá dựa vào thực tế. Nếu sai sẽ có thông báo đến người trình hồ sơ. Nếu tiếp tục sai sót, thiếu hồ sơ thì phòng quản lý đô thị sẽ không cấp phép thi công.
Bước 4: Người nộp sẽ nhận kết quả và làm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, với giải đáp cho câu hỏi “nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?” trên đây, các bạn đã có được thông tin hữu ích nhất, đồng thời chuẩn bị thủ tục, hồ sơ xin giấy phép phù hợp. Để không vi phạm pháp luật, bạn có thể nhờ đơn vị thi công nhà lắp ghép tư vấn, hỗ trợ bằng cách liên hệ qua Hotline 089 888 6767.