Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm riêng lẻ ở nông thôn được thực hiện như sau:
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thuộc UBND cấp xã.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu hẹn trao cho người nộp.
– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích, hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thuộc UBND cấp xã.
– Công chức trả kết quả kiểm tra phiếu hẹn và hướng dẫn người đến nhận giấy phép nộp lệ phí theo quy định.
– Công chức trả kết quả kiểm tra chứng từ nộp lệ phí và yêu cầu người đến nhận giấy phép ký nhận, trao giấy phép cho người đến nhận.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả ngày thứ bảy (ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
Xin giấy phép xây dựng nhà tạm ở nông thôn
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm (theo mẫu).
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ (thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 5 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Sơ đồ mặt bằng phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngơi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp – thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó).
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt bằng móng của công trình; Sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải; (Đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình).
Số lượng hồ sơ: 02 bộ (do Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP không quy định số lượng hồ sơ nên giải quyết theo thực tế).
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND xã, phường, thị trấn.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng tạm.
8. Lệ phí (nếu có): Lệ phí cấp giấy phép xây dựng (sửa đổi, bổ sung)
- Trường hợp nhà có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m2 trở lên hoặc có từ 03 tầng trở lên: 50.000 đồng/giấy phép;
- Các trường hợp còn lại: 30.000 đồng/giấy phép.
Xin giấy phép xây dựng nhà tạm riêng lẻ ở nông thôn
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn xin cấp phép xây dựng tạm (theo mẫu phụ lục IV, mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ).
Sơ đồ mặt bằng xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục số 5 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Các Quyết định của UBND tỉnh (địa phương) về quy định thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa tại các Sở, Ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; Quyết định về việc Quy định thẩm quyền cấp phép xây dựng trên địa bàn địa phương; Quyết định của UBND địa phương về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí cấp phép xây dựng trên địa bàn từng địa phương cụ thể.
Pingback: Tư vấn xin giấy phép xây nhà kinh doanh trên đất mặt tiền không có đất thổ cư