Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà mới năm 2018 bao gồm những thủ tục gì là vấn đề mà rất nhiều Quý khách hàng quan tâm. Đây là thủ tục bắt buộc trước khi bạn khởi công xây dựng nhà mới.
Vậy giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.Quy định của mỗi quốc gia về giấy phép xây dựng có thể khác nhau. Ở Việt Nam trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết.Có 3 loại Giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa-cải tạo, di dời công trình. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở đô thị là 15 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà mới là nỗi trăn trở lớn đối với những ai chưa có kinh nghiệm xây nhà. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà, nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể bỏ qua nó vì đây chính là viên gạch đầu tiên để kiến tạo nên tổ ấm của riêng bạn. Rồi bạn sẽ thấy, chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu và một lòng nhẫn nại thì mọi chuyện đều có thể diễn ra vô cùng thuận lợi. Với mong muốn có thể san sẻ gánh nặng mang tên thủ tục xin giấy phép xây dựng với bạn, chúng tôi gửi đến bạn một vài lưu ý mà bạn không nên bỏ qua:
1. Nhu cầu của bạn là gì?
Khác với những gì chúng ta thường nghĩ, không chỉ một mà là có đến tận ba loại giấy phép xây dựng khác nhau, bao gồm Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa – Cải tạo và Di dời công trình. Vì tính chất khác nhau nên mỗi loại giấy phép lại có những điều lệ và thủ tục không giống nhau. Do đó, trước hết, việc đầu tiên cần làm là bạn phải biết chính xác mình cần loại giấy phép nào để tránh sai sót không đáng có. Ngoài ra, bạn còn cần phải lưu ý vì có một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, v.v… Đặc biệt, Nhà ở nông thôn được phép miễn giấy phép xây dựng phải không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá.Ngay bước đầu, bạn xác định được nhu cầu chính xác của mình, bạn đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc trong đó.
2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà mới gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 8, Chương II, Nghị định 64/2012/NĐ-CP về Cấp giấy phép xây dựng, để tiến hành thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau để có thể tiến hành thủ tục hợp lệ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
+ Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
+ Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
- Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình kế bên hoặc nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp thì còn phải có Giấy phép đăng kí kinh doanh.
Nếu bạn gặp khó khăn về hồ sơ, giấy tờ,… hoặc không có thời gian để tiến hành những thủ tục, hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn.
3. Địa điểm nộp hồ sơ và thời gian cấp phép xây dựng
3.1. Địa điểm và trình tự nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến UBND quận, huyện để xin cấp phép xây dựng. Hoặc nếu nhà bạn ở vùng nông thôn thuộc địa giới hành chính xã thì có thể đến UBND xã để làm thủ tục. Cơ quan hành chính sẽ căn cứ những quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
– Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, kiểm tra thực địa và xác định các giấy tờ còn thiếu hoặc cần chỉnh sửa để thông báo cho chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh.
– Nếu vẫn chưa đáp ứng đủ yều cầu thì cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Nếu sau 02 lần mà hồ sơ vẫn chưa đúng điều kiện thì có thể xem xét việc không cấp giấy phép xây dựng
3.2. Thời gian cấp phép xây dựng
Thời gian cấp giấy phép cũng tuỳ thuộc vào tính chất của công trình nhà ở:
- Tối đa là 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời;
- 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Còn nếu trường hợp của bạn là yêu cầu cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng thì thời gian sẽ là không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.Chủ đầu tư căn cứ thời gian ghi trong giấy hẹn để đến nhận hồ sơ và nộp lệ phí, giấy phép xây dựng có hiệu lực 01 năm và có thể xin gia hạn 06 tháng.Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng nhà ở không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp phép.
4. Nhận kết quả và đóng lệ phí hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ xong thì bạn chỉ việc chờ đến ngày nhận kết quả và nộp lệ phí được ghi rõ trong giấy biên nhận.
5. Nội dung của giấy phép xây dựng
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm:
- Tên công trình (thuộc dự án).
- Chủ đầu tư(tên chủ đầu tư, địa chỉ liên hệ).
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình (đối với công trình theo tuyến).
- Loại, cấp công trình.
- Cốt xây dựng công trình.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Mật độ xây dựng.
- Hệ số sử dụng đất.
- Các yêucầu về an toàn đối với công trình vàcông trình lân cận.
- Các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn.
- Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên còn phải có nội dung về diện tích xây dựng tầng 1; tổng diện tích sàn xây dựng; số tầng bao gồm tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, gác xép, tum (nếu có); chiều cao tối đa toàn công trình;màu sắc, chất liệu xây dựng công trình.
- Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
- Các yêu cầu đối với chủ đầu tư phải thực hiện trong quá trình xây dựng.
6. Gia hạn giấy phép xây dựng
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn. Hãy nhớ, bạn chỉ có quyền gia hạn đúng một lần và sau 6 tháng, nếu công trình vẫn chưa khởi công xây dựng thì bạn phải một lần nữa làm thủ tục xin giấy phép xây dựng mới. Sẽ khá phiền phức nếu như bạn nắm không rõ thời hạn của giấy phép xây dựng cũng như gia hạn giấy phép xây dựng.Bạn muốn làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà mới hoặc làm thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cũ xong còn băn khoăn về trình tự, thủ tục, bản vẽ… hoặc do đặc thù công việc bận rộn, bạn muốn chúng tôi chung tay giúp bạn, hãy liên hệ ngay với dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà trọn gói của Công ty chúng tôi để nhận được những ưu đãi cùng dịch vụ tốt nhất!Dựa trên lợi thế hiểu rõ các quy định về thiết kế kiến trúc đô thị, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn Giấy phép xây dựng phù hợp với Quy hoạch Kiến trúc của từng Quận, Huyện và tận dụng tối đa diện tích, số tầng xây dựng.